Chủ nhật
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày Chủ nhật, còn gọi là Chúa nhật, là ngày trong tuần giữa thứ Bảy và thứ Hai. Chủ nhật trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ thần Mặt Trời.
Ở một vài nơi, thí dụ như ở châu Âu và Nam Mỹ, Chủ nhật là ngày cuối tuần, còn ở vài nơi khác, trong đó có Hoa Kỳ, Chủ nhật vẫn là ngày đầu tuần (từ truyền thống cổ của người Do Thái, Ai Cập và Thánh chế La Mã.)
Trong một vài gia đình và cộng đồng Thiên Chúa Giáo truyền thống, một số hoạt động không được phép làm, thí dụ như làm việc, làm những gì khiến người khác phải làm việc như mua hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ (gồm cả việc dùng phương tiện giao thông công cộng), lái xe, làm vườn, rửa xe, v.v., trừ việc đi lễ và vấn đề sức khoẻ cấp bách.
Theo truyền thuyết Do Thái cổ, ngày thứ Bảy là ngày Sabát. Nhiều ngôn ngữ không có từ riêng cho "thứ Bảy" và "ngày Sabát" (tIếng Việt dùng số để đếm và đặt tên ngày thay vì dùng một tên riêng. Trong các ngôn ngữ châu Âu, chỉ có tiếng Bồ Đào Nha dùng các tên ngày giống tiếng Việt vì những nhà truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam là người Bồ Đào Nha; các ngôn ngữ châu Âu khác dùng tên gọi có từ trước khi du nhập Thiên Chúa Giáo). Các giáo hội Chính Thống giáo Đông phương phân biệt ngày sabát (thứ Bảy) và ngày của Chúa (Chủ nhật). Công giáo La Mã không đặt nặng việc phân biệt này đến nỗi nhiều tín hữu theo — nhất là trong ngôn ngữ thường ngày — thói quen của người Tin Lành gọi Chủ nhật là ngày Sabát.
[sửa] Liên kết ngoài
- Ngày trong tuần tiếng Việt được so sánh với ngày trong tuần tiếng Trung Hoa và Nhật (tiếng Anh)